Đồ gốm Bát Tràng – tinh hoa làng nghề truyền thống Việt

lu-nuoc-phong-thuy-vat-trang-tri-quan-canh-ua-chuong-hien-nay

Đồ gốm Bát Tràng là một trong những thương hiệu đồ gốm hàng đầu tại Việt Nam. Với truyền thống làm gốm lâu đời, các sản phẩm gốm Bát Tràng có những đặc điểm và nét đẹp riêng biệt mà không sản phẩm đồ gốm nào có được. Bài viết hôm nay, Gốm Việt sẽ giới thiệu đến người đọc những đặc điểm nổi bật tạo nên nét riêng biệt không bị pha lẫn của đồ gốm chuẩn Bát Tràng đó nhé.

khong-gian-gom-viet-dia-chi-ban-lu-nuoc-phong-thuy-dep-uy-tin

Đồ gốm Bát Tràng

Những đặc điểm của đồ gốm Bát Tràng

Căn cứ vào những đặc điểm chung về xương gốm, màu men, trang trí và đặc biệt nhờ vào các dòng minh văn. Chúng ta có thể rút ra được những đặc điểm cơ bản của gốm Bát Tràng như sau:

Loại hình

Hầu hết, các sản phẩm đều được sản xuất theo phương pháp thủ công. Chúng thể hiện được một cách rõ ràng tài năng sáng tạo cũng như tay nghề của người thợ làm gốm. Đồ gốm Bát Tràng có nét riêng đặc biệt là cốt đầy, chắc và khá nặng. Lớp men trắng thường ngả màu ngà ngà hơi đục. Dựa vào ý nghĩa sử dụng của từng sản phẩm gốm, có thể phân chia loại hình của như sau:

  • Đồ gốm gia dụng
  • Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng
  • Đồ gốm trang trí

Trang trí

Thế kỷ 14–15

Trang trí trên đồ gốm Bát Tràng bao gồm các hình thức trang trí như khắc chìm, tô men nâu theo kĩ thuật gốm hoa nâu kết hợp với chạm nổi cùng vẽ men lam. Khoảng thời gian này chính là mốc đánh dấu sự ra đời của dòng gốm hoa lam. Đồng thời cũng xuất hiện những đồ gốm hoa nâu được vẽ theo gốm hoa lam. 

hoa-tiet-gom-bat-trang-the-ky-14-15

Họa tiết gốm Bát Tràng thế kỷ 14-15

Thế kỷ 17

Kỹ thuật chạm khắc, đắp nổi trên đồ gốm Bát Tràng càng trở nên tinh tế, cầu kì hơn. Các tác phẩm chạm đá và gỗ đồng thời xuất hiện các đề tài trang trí mới như bộ tứ linh, nghê, hạc, hổ phù,…

hoa-tiet-gom-bat-trang-the-ky-17

Họa tiết gốm Bát Tràng thế kỷ 17

Thế kỷ 18

Trang trí chạm nổi gần như chiếm chủ đạo. Sản phẩm này gần như thay thế hẳn trang trí vẽ men lam trên đồ gốm Bát Tràng. Các kỹ thuật như đúc nổi, dán ghép, chạm khắc nổi đã dần thích ứng được với việc sử dụng men đơn sắc . Đề tài trang trí còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Ngoài ra còn thấy xuất hiện các loại văn bát quái, lá lật, cánh sen nhọn, hồi văn, sóng nước…

hoa-tiet-gom-bat-trang-the-ky-18

Họa tiết gốm Bát Tràng thế kỷ 18

Thế kỷ 19

Gốm hoa lam Bát Tràng được phát triển phong cách sử dụng kết hợp nhiều loại men vào trang trí. trang trí đồ gốm Bát Tràng còn xuất hiện thêm các đề tài được du nhập từ nước ngoài. Điển hình như Ngư ông đắc lợi, Ngư ông kéo lưới, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá Hải,…

hoa-tiet-gom-bat-trang-the-ky-19

Họa tiết gốm Bát Tràng thế kỷ 19

Các dòng men

Đồ gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng được thể hiện qua các sản phẩm gốm ở mỗi thời kỳ khác nhau. Từ đó tạo nên những sản phẩm mang những nét đặc trưng khác nhau: 

Men lam

Thợ Bát Tràng sử dụng men lam kết hợp cùng với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ để vẽ trên đồ gốm. Men lam không để trần như men nâu mà luôn luôn phải được phủ ngoài một lớp men màu trắng bóng. Lớp men này phải có độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung. Men lam có những sắc độ màu từ xanh chì đến xanh sẫm. 

Men lam người thợ gốm thường dùng để vẽ mây kết hợp với trang trí các hình rồng nổi. Sản phẩm được để mộc hay vẽ cánh sen hoặc vẽ các băng đường diềm các cặp chân đèn. Ngoài ra men lam còn dùng hình trang trí hoa dây hoặc cánh sen của chân đèn và lư hương.

Men nâu

Một trong số các loại men được sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng chính là men nâu. Sắc độ màu của men nâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố xương gốm. Men nâu có sắc độ đỏ nâu , men không bóng, trên bề mặt thường có những vết sần. Men nâu còn được sử dụng để phủ toàn bộ rồi cạo bỏ phần men để tạo thành đồ án hoa văn mộc. 

Men nâu được dùng xen lẫn với các loại men khác như men ngọc, men ngà. Từ đó tạo ra được các sắc độ khác nhau. Men nâu giữ vị trí vẽ các đường chỉ chia băng, dùng tô lên hoa sen hoặc để vẽ các hình rồng.

Men trắng

Nhiều trường hợp men trắng sẽ ngả màu vàng ngà, bóng khi đạt nhiệt độ nung cao. Nhưng cũng có nhiều trường hợp men trắng sẽ có màu trắng xám, trắng sữa hoặc trắng đục. Men trắng ngà tạo nên một nét rất riêng biệt cho đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng để phủ lên trang trí men lam hay men nâu. Trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy sử dụng duy nhất men trắng ngà.

Men ngọc

Men ngọc thường được dùng để vẽ mây. Men ngọc có sắc nhạt, trên chân đèn, đế nghê. Trên lư hương tròn sẽ thấy men ngọc điểm vào 4 hình chữ S nổi giữa thân và chân và cùng một đôi chỗ trên bụng. Men ngọc sắc sẫm còn được thấy tô trên một số mảng trang trí nổi, hình nghê của lư tròn. Hoặc dùng chúg để trang trí trên diềm trang trí nổi chân trước tượng nghê.

Men rạn

Đây là một loại men rất độc đáo đã được tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa men và xương gốm. 

Bên cạnh việc kết hợp men rạn với trang trí vẽ lam. Trên các đồ gốm Bát Tràng, người thợ gốm còn đắp nổi, khắc chìm hoặc không trang trí.

Lu_nuoc_men_gam_ngoc

Gốm Bát Tràng

Qua những kiến thức mà Gốm Việt mang đến qua bài viết hôm nay, chúng tôi hy vọng người dùng đã nắm trong tay cho mình những đặc điểm của đồ gốm Bát Tràng. Nếu quý khách đang muốn tìm mua những sản phẩm đồ gốm làng Bát Tràng chất lượng, uy tín và đẹp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, Gốm Việt chắc chắn sẽ khiến quý khách hài lòng.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Công ty cổ phần Không gian Gốm Việt
  • Địa chỉ: Lô A2, Khu sản xuất làng nghề Bát Tràng, Xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
  • Website: khonggiangomviet.vn – vietceramicspace.com
  • Hotline: 0889 855 858 – 0366 357 358

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *